Tại sao sau khi thi công trần thạch cao lại bị nứt

Tại sao sau khi thi công trần thạch cao lại bị nứt.



lam tran thach cao

Trần thạch cao hiện nay đang có mặt ở khắp các công trình lớn nhỏ, được ưa chuộng bởi chất lượng tốt, tính thẩm mĩ cao. Trần, vách thạch cao sau khi thi công vì một số lý do nào đó do khách quan hoặc chủ quan mà trần lại sảy ra hiện tượng nứt, thường thì cac vết nứt thường chỉ xauất hiện ở các điểm ghép giữa hai tấm hay gọi là nơi xử lý mối nối. Để giảm tránh tình trạng vết nứt xẩy ra , chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc bất di bất dịch : Sử dụng nguyên vật liệu tốt, đúng chủng loại ,thời gian tuổi thọ lâu dài kéo theo thời gian hậu mãi lâu dài cho tuổi thọ của sản phẩm. Dù bất kể đó là nguyên vật liệu như thế nào đi chăng nữa, thì ngay từ bước đầu tiên chọn nhà thi công công trình bạn cũng cần chọn nhà thi công có uy tín và kinh nghiệm lâu năm. Như vậy, sẽ giảm thiểu được các rủi ro khi thi công. Trần thạch cao sau khi thi công xuất hiện các vết nứt chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Mục lục:

1. Lắp đặt hệ khung xương thạch cao không đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Lắp khung xương trong quá trình làm trần thạch cao cần tuân theo một quy trình đúng kỹ thuật, phải theo trình tự các bước:
- B1: Sử dụng thước đo hồng ngoại để đo độ cao trần, Kiểm tra kỹ càng các thông số đo thực tế và trên bản vẽ để có phương án xử lý cụ thể.
- B2: Đánh dấu vị trí lắp đặt trần. Thông thường, thợ thi công sẽ sử dụng máy bắn cốt, ống nivo, ống bắn mực,.v.v.
- B3: Thợ thi công tiến hành treo nẹp viền tường theo đúng dấu mực bằng đinh thép hoặc vít sao cho cự li cao nhất 0,3m giữa các lỗ đinh.
bang gia lap dat tran thach cao
- B4: Lắp đặt ty treo sao cho một đầu được liên kết vào hệ xương chính, đầu còn lại vít liên kết với trần hoặc mái nhà. Giữa 2 điểm treo cách đều nhau là 1,2m. Trong khi đảm bảo khoảng cách 0,3m cao nhất cho những điểm treo đầu tiên đối với tường nhà.
- B5: Thợ thi công treo xương chính liên kết với ty của điểm treo nhằm tạo ra khung dọc cách nhau 1m.
- B6: Sử dụng bát liên kết để kết nối xương phụ và xương chính tạo khoảng cách 0,4m.
- B7: Thợ thi công quan sát kỹ cân chỉnh sao cho khung xương đều tạo thành mặt bằng sau đó bắt tấm thạch cao vào khung xương phụ bằng đinh vít. Chú ý các mũ vít phải chìm sâu vào mặt tấm đảm bảo độ chắc chắn. Vị trí các vít đều nhau và <=0,2m.
- B8: Cuối cùng, sử dụng bột trét hoặc các vật liệu kết dính chuyên dụng để phủ kín khe nối giữa các tấm thạch cao. Tay nghề của các thợ thi công phải đạt trình độ khá mới đảm bảo mặt trần phẳng hoàn toàn không có vết gợn.
>> Xem thêm: Bảng giá lắp đặt trần thạch cao

2. Pha trộn nhiều loại vật liệu không cùng thông số kỹ thuật.

Trong quá trình lắp đặt trần thạch cao, giả sử bạn dùng khung xương Thanh chính của Vĩnh Tường để gài các khớp xương cá (hệ khung Basi) nhưng lại dùng thanh phụ của một loại khác (ví dụ như Toàn Châu, Lê Trần) thì các vị trí khớp nối không kết dính chặt. Khi ấy, sau khi bắn tấm dễ bị võng, sệ gây ra hiện tượng nứt trần thạch cao.

3. Quá trình bả matic không đúng trình tự các bước.

Các bước để sơn bả chuẩn:
lap dat tran thach cao
+ Xử lý, vệ sinh bề mặt tường kỹ lưỡng trước khi sơn.
+ Xử lý các sự cố phát linh một cách thông minh, linh hoạt.
+ Tiến hành bả matit
+ Xử lý vệ sinh bề mặt lần thứ 2 tạo tính thẩm mỹ

4. Do tác động của các yếu tố thời tiết ngoại cảnh.

Cần phải sử dụng đúng chủng loại sản phẩm đã được thiết kế riêng để che phủ mối nối tấm thạch cao, bao gồm: băng giấy, bột xử lý mối nối chuyên dụng. Bên cạnh đó, cũng trong quá trình thi công trần thạch cao cần phải lưu ý và bố trí làm sao để các ty treo trần thạch cao  không liên kết gần với các xà gồ mái tôn. Dưới tác động của gió và sự tăng giảm của nhiệt độ có thể khiến trần bị rung động nhiều. Điều này thậm chí còn tác động trong quá trình thi công vách ngăn thạch cao.

5. Kinh nghiệm và tay nghề thợ thi công.

tìm được đội thợ có tay nghề, nắm bắt được những yếu tố căn bản như khẩu độ, độ dày khung,… sẽ giúp chủ nhà có thể theo dõi quá trình thi công của người thơ, từ đó đảm bảo có được sản phẩm hoàn thiện bền đẹp lâu dài.. Hiện nay có rất nhiều trường hợp thợ thi công vì lợi nhuận mà khôn làm đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất , “rút lõi” công trình hoặc làm nhanh, làm ẩu khiến cho công trình xuống cấp nghiêm trọng. Vì không phải là tất cả người thợ đều được qua đào tạo và hiểu biết rõ về kỹ thuật thi công chuyên nghiệp. Các thiết kế phức tạp đôi khi chủ nhà không tìm được người thợ thi công lành nghề để thi công cho mình.
>> Xem thêm: Quy trình khắc phục trần thạch cao bị dột

Chuyên mục quan tâm:

BÌNH LUẬN